Chính phủ số

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia).

Cụ thể, tại quyết định số 186/QĐ-BTTT ngày 11/2/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt ra 3 mục tiêu cụ thể cho Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia. Thứ nhất, chương trình hình thành hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để tạo hạ tầng mềm phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số quốc gia và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thứ hai, chương trình tập hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất sắc, có tiềm lực, tập trung đầu tư phát triển nền tảng số quốc gia làm nòng cốt để hình thành mạng lưới các nhà phát triển nền tảng số Việt Nam, mạng lưới hỗ trợ triển khai nền tảng số đông đảo, rộng khắp từ Trung ương đến cơ sở. Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần tạo lập được một số nền tảng số Việt Nam xuất sắc đủ sức cạnh tranh với các nền tảng số phổ biến quốc tế, chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, từ đó vươn ra thị trường khu vực và toàn cầu.

Cũng trong quyết định này, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm Danh mục các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số gồm 2 phần. Phần thứ nhất là 20 nền tảng số quốc gia do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ lõi, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội.

Các nền tảng gồm: Điện toán đám mây Chính phủ; Địa chỉ số; Bản đồ số; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; Nền tảng họp trực tuyến thế hệ mới cho cơ quan nhà nước; nền tảng dạy học trực tuyến; Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (Moocs); Nền tảng hóa đơn điện tử; Nền tảng định danh người dân và xác thực điện tử; Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; Nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản; Nền tảng quản lý tiêm chủng; Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; Nền tảng trạm y tế xã; Nền tảng phát thanh số (trực tuyến); Nền tảng truyền hình số; Nền tảng bảo tàng số và Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân.

20 nền tảng trên do các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài Nguyên và Môi trường; Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Công an; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Y tế; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các cơ quan Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan chủ quản, đầu mối liên hệ là các đơn vị hoặc doanh nghiệp trực thuộc.

Phần thứ 2 là 15 nền tảng số quốc gia do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ lõi, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu của cơ quan, doanh nghiệp và xã hội. Các nền tảng này gồm: Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp; Trí tuệ nhân tạo; Trợ lý ảo; Thiết bị internet kết nối vạn vật (IoT); Họp trực tuyến thế hệ mới; Mạng xã hội thế hệ mới; Sàn thương mại điện tử; Đại học số; Quản trị tổng thể; Kế toán dịch vụ; Quản trị và kinh doanh du lịch; Quản trị và kinh doanh vận tải; Nền tảng trung tâm giám sát điều hành thông minh (IOC); Nền tảng trung tâm giám sát và điều hành an toàn thông tin mạng (SOC) và Nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng.

Đồng thời, Bộ thông tin và Truyền thông cũng xác định tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến về nền tảng số quốc gia bằng nhiều hình thức, trên nhiều loại phương tiện truyền thông đại chúng. 

Bộ Thông tin và Truyền thông đồng thời tổ chức xây dựng, vận hành Cổng thông tin nền tảng số quốc gia (National Digital Plaforms) để cung cấp thông tin, thúc đẩy phát triển, hỗ trợ sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Ngọc Bích (TTXVN)

Bài viết khác

Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới

Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã trình bày những nội dung trọng tâm về Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia

Sắp có hướng dẫn mới về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Bộ TT&TT đang xây dựng Thông tư mới cập nhật, bổ sung Thông tư 03 ngày 24/4/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Chính phủ quyết tâm tạo bước đột phá trong chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ số (CĐS). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Nền tảng số là giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Đà Nẵng

“Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”...

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Những kỳ vọng khả quan

(Chinhphu.vn) - Trong đại dịch COVID-19, với nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá là “chìa khoá” để ngành tận dụng được những cơ hội mới sau đại dịch.

Năm 2022, ngành Bưu điện tập trung vào 3 đề án thuộc nền tảng số quốc gia

Ngày 8/2, theo thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng mạnh trên cả nước, đặc biệt là nhu cầu chuyển phát hàng hóa.

Hướng tới mục tiêu tốp 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ số

Ngày 11-11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo chuyên đề 6 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0

Ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Ngày 4/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital.

Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực

Sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA

Estonia tên chính thức là Cộng hòa Estonia, là quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 45.000 km2 và dân số hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Estonia được coi là một trong những xã hội điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Một số kinh nghiệm thực tiễn về chính phủ điện tử trên thế giới

Dưới đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử của một số nước thông qua 02 hoạt động chính: thứ nhất, hệ thống thông tin chính phủ của Hàn Quốc, thứ hai, thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch hành động tại bang Victoria, Australia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực xây dựng thành công cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số, công dân số, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 2

Tiếp theo phần 1 - Khái niệm “Chính phủ số” trong mối tương quan với khái niệm “Chính phủ điện tử”, bài viết sẽ tiếp tục với phần 2 - Nhận định về mối liên hệ giữa 2 khái niệm, kinh nghiệm thực tế triển khai Chính phủ số tại một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 1

Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển, Chính phủ điện tử là một khái niệm hết sức quen thuộc. Sự ra đời của Chính phủ điện tử đã cung cấp cho các ban, ngành, chính phủ, doanh nghiệp và công dân của các quốc gia, các khu vực những thông tin và dịch vụ tự động hoá đầy tiện ích, từ đó xây dựng một chính phủ có phản hồi, hiệu quả cao, có tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ cao.

Chính phủ số, kinh tế số - khó khăn và thách thức

Chính phủ số và kinh tế số là 2 vấn đề lớn được đưa vào Nghị quyết phát triển tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, dù xác định đây là con đường phát triển của tương lai, song việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Theo Chinhphu.vn: - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025

Theo Chinhphu.vn: Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

Chuyển đổi số

Cổng dịch vụ công quốc gia