Chính phủ số

Theo Chinhphu.vn: Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.

Đó là nội dung tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký phê duyệt.

Năm nhóm mục tiêu đến năm 2025 được đề ra trong Chiến lược gồm: Cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội; huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội; vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước; giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế-xã hội; thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia, với các chỉ tiêu cần đạt là đưa Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu cả về chỉ số tổng thể, chỉ số tham gia điện tử cũng như chỉ số dữ liệu mở.

Trong đó, người dân, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ số theo nhu cầu cá thể hóa, theo suốt cuộc đời, khi cần, theo cách thuận tiện, trực tuyến hoặc trực tiếp, dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng, không giấy tờ, không cần sự hiện diện nếu pháp luật không yêu cầu.

Mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code, tiến tới đều có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình có địa chỉ số, có khả năng truy cập Internet cáp quang băng rộng.

Mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân. Mỗi trạm y tế xã đều triển khai hoạt động quản lý trạm y tế xã trên môi trường số. Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa dựa trên nhu cầu thực tế. Mỗi bệnh viện, trung tâm y tế công đều triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, đơn thuốc điện tử. Công khai giá thuốc, giá trang thiết bị y tế, giá khám chữa bệnh.

Mỗi học sinh, sinh viên đều có hồ sơ số về việc học tập cá nhân. Mỗi cơ sở đào tạo đều triển khai hoạt động quản lý dạy và học trên môi trường số. Triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt, học liệu số. Triển khai đại học số là quốc gia số thu nhỏ, thay đổi mô hình dạy và học để tối ưu hóa vận hành các cơ sở đào tạo đại học, tối ưu hóa trải nghiệm học tập của sinh viên và khuyến khích các mô hình đào tạo mới.

Cơ quan Nhà nước thiết kế mô hình tổ chức, cách thức vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số, tạo ra môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình, kết nối và hợp tác với nhau dễ dàng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn...

6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia

Chiến lược đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, gồm: 1- Hoàn thiện môi trường pháp lý; 2- Phát triển hạ tầng số; 3- Phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; 4- Phát triển dữ liệu số quốc gia; 5- Phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; 6- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Trong đó, các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ triển khai các dịch vụ cơ bản, thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước cần được phát triển trước. Xác định dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp là dữ liệu trụ cột, cốt lõi cần phải hoàn thành, đưa vào khai thác sớm để dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu trong cơ quan nhà nước về các ngành, lĩnh vực.

Xây dựng dữ liệu có phạm vi toàn quốc phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, ưu tiên dữ liệu trong các lĩnh vực quan trọng: hạ tầng không gian địa lý; bảo hiểm, y tế, an sinh xã hội; tài chính; căn cước; hộ tịch; giáo dục; đào tạo; cán bộ công chức, viên chức; nông nghiệp; lao động, việc làm; phương tiện giao thông, xây dựng, xuất nhập khẩu.

Phát triển, hoàn thiện Cổng Dịch vụ công quốc gia để người dân và doanh nghiệp có thể truy cập đến các dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương qua một địa chỉ duy nhất trên mạng, tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của các bộ, ngành, địa phương theo lộ trình phù hợp theo Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa tạo môi trường thuận lợi thu hút mọi cơ quan, tổ chức, người dân và doanh nghiệp tham gia tích cực đóng góp và khai thác các tài nguyên tri thức số...

Nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành, địa phương

Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm của bộ, ngành, địa phương. Trong đó, trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phát triển hạ tầng mạng đáp ứng nhu cầu triển khai Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương theo hướng ưu tiên thuê dịch vụ, kết nối và sử dụng hiệu quả Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ Chính phủ số tại bộ, ngành, địa phương theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp và thực hiện kết nối với nền tảng điện toán đám mây Chính phủ theo mô hình do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn.

Phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) phục vụ các ứng dụng nghiệp vụ, chuyên ngành trong triển khai Chính phủ số gắn kết với phát triển đô thị thông minh tại các bộ, ngành, địa phương, ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp, bảo đảm triển khai hiệu quả, tránh chồng chéo, tận dụng, kết hợp tối đa với hạ tầng của các tổ chức, cá nhân đã đầu tư.

Phát triển các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân và theo các sự kiện trong cuộc đời, người dân chỉ cung cấp thông tin một lần, tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển các dịch vụ số mới, đồng thời cắt giảm một số dịch vụ không cần thiết. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trí tuệ nhân tạo trong cung cấp dịch vụ như trợ lý ảo, trả lời tự động. Triển khai các nội dung khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, trước hết xem xét để giảm chi phí và thời gian cho người dân khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến.

 

Phát triển các dịch vụ đô thị thông minh phù hợp điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế; ưu tiên phát triển trước các dịch vụ giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội tại các đô thị như tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, phát triển du lịch, phát triển y tế, phát triển giáo dục, quản lý trật tự xây dựng và phải bảo đảm hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí. Gắn kết các dịch vụ đô thị thông minh với các dịch vụ chính quyền số. Triển khai đô thị thông minh tuân thủ Khung tham chiếu ICT, Kiến trúc ICT phát triển đô thị thông minh.

 

Các bộ, ngành lựa chọn phát triển ứng dụng, dịch vụ quy mô quốc gia một cách phù hợp cho toàn ngành từ trung ương đến địa phương để tiết kiệm chi phí, thời gian triển khai. Dữ liệu được hình thành từ các ứng dụng, dịch vụ dùng chung được chia sẻ khi có nhu cầu....

Bài viết khác

Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới

Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã trình bày những nội dung trọng tâm về Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia

Sắp có hướng dẫn mới về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Bộ TT&TT đang xây dựng Thông tư mới cập nhật, bổ sung Thông tư 03 ngày 24/4/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Chính phủ quyết tâm tạo bước đột phá trong chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ số (CĐS). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Nền tảng số là giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Đà Nẵng

“Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”...

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Những kỳ vọng khả quan

(Chinhphu.vn) - Trong đại dịch COVID-19, với nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá là “chìa khoá” để ngành tận dụng được những cơ hội mới sau đại dịch.

Năm 2022, ngành Bưu điện tập trung vào 3 đề án thuộc nền tảng số quốc gia

Ngày 8/2, theo thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng mạnh trên cả nước, đặc biệt là nhu cầu chuyển phát hàng hóa.

Tập trung xây dựng hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia).

Hướng tới mục tiêu tốp 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ số

Ngày 11-11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo chuyên đề 6 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0

Ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Ngày 4/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital.

Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực

Sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA

Estonia tên chính thức là Cộng hòa Estonia, là quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 45.000 km2 và dân số hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Estonia được coi là một trong những xã hội điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Một số kinh nghiệm thực tiễn về chính phủ điện tử trên thế giới

Dưới đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử của một số nước thông qua 02 hoạt động chính: thứ nhất, hệ thống thông tin chính phủ của Hàn Quốc, thứ hai, thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch hành động tại bang Victoria, Australia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực xây dựng thành công cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số, công dân số, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 2

Tiếp theo phần 1 - Khái niệm “Chính phủ số” trong mối tương quan với khái niệm “Chính phủ điện tử”, bài viết sẽ tiếp tục với phần 2 - Nhận định về mối liên hệ giữa 2 khái niệm, kinh nghiệm thực tế triển khai Chính phủ số tại một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 1

Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển, Chính phủ điện tử là một khái niệm hết sức quen thuộc. Sự ra đời của Chính phủ điện tử đã cung cấp cho các ban, ngành, chính phủ, doanh nghiệp và công dân của các quốc gia, các khu vực những thông tin và dịch vụ tự động hoá đầy tiện ích, từ đó xây dựng một chính phủ có phản hồi, hiệu quả cao, có tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ cao.

Chính phủ số, kinh tế số - khó khăn và thách thức

Chính phủ số và kinh tế số là 2 vấn đề lớn được đưa vào Nghị quyết phát triển tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, dù xác định đây là con đường phát triển của tương lai, song việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Theo Chinhphu.vn: - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Chuyển đổi số

Cổng dịch vụ công quốc gia