News Cat

Những năm qua, ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và quản lý bệnh viện. Nhờ đó, những nền tảng trong xây dựng hệ thống khám, chữa bệnh thông minh đang dần hình thành, hướng đến mục tiêu chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn.

Những bệnh viện không giấy

Đang chăm sóc mẹ điều trị bệnh viêm gan tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Bùi Thiếu Nhơn (ở tỉnh Tiền Giang) phải quay về công ty xử lý việc gấp. Tuy nhiên, đang trên đường đi, anh nhận thông báo của bệnh viện phải đóng tạm ứng viện phí để thực hiện các xét nghiệm. Do ở xa, anh Nhơn đã tải ứng dụng thanh toán viện phí để nộp tiền mà không cần đến bệnh viện. Anh Nhơn bày tỏ: “Tôi thấy phương pháp làm việc của bệnh viện thay đổi nhiều. Bệnh nhân được lấy số thứ tự tự động, có màn hình thay loa thông báo. Bệnh nhân được dùng thẻ thanh toán, không cần đi lại nhiều để nộp tiền như trước”.

Nói về những tiện ích công nghệ mới, Tiến sĩ Hoàng Văn Sỹ, Trưởng khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Chợ Rẫy) chia sẻ: “Chúng tôi đang triển khai xét nghiệm tự động. Thông qua phần mềm, bác sĩ chỉ định trực tiếp xuống phòng xét nghiệm, kết quả xét nghiệm trả qua hệ thống máy tính và bác sĩ sẽ đọc được ngay nên tiết kiệm thời gian. Hệ thống xét nghiệm không sử dụng giấy sau thời gian triển khai thí điểm hiệu quả sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 16-11 tới”.

Còn tại Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, việc thanh toán viện phí không dùng tiền mặt đã chiếm tỷ lệ 42,5% trong tổng thu từ hoạt động khám, chữa bệnh. Đồng thời, hơn 25% người bệnh ngoại trú sử dụng ứng dụng đăng ký khám bệnh trực tuyến để đặt lịch hẹn khám. Hiện, bệnh viện đã đạt 6/7 mức tiêu chuẩn bệnh viện thông minh của Bộ Y tế.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi đầu tư xây dựng, đưa vào sử dụng trung tâm dữ liệu, triển khai hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh trong y khoa, phần mềm quản lý dược, vật tư y tế, phần mềm quản lý tài chính, nhân sự, văn bản hành chính, áp dụng chữ ký số điện tử hướng đến bệnh viện không giấy”.

Không chỉ các bệnh viện đầu ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn thành phố cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Điển hình như Bệnh viện quận Thủ Đức với hơn 6.500 lượt bệnh nhân đến khám mỗi ngày nhưng đã loại bỏ loa thông báo, thay bằng màn hình hiển thị số thứ tự chờ khám, áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử và chữ ký số.


Đẩy mạnh khám, chữa bệnh từ xa

Việc ứng dụng công nghệ thông tin để đẩy mạnh triển khai khám, chữa bệnh từ xa đang được thành phố Hồ Chí Minh triển khai đến tận trạm y tế phường, xã. Ngày 3-11 vừa qua, Trạm Y tế phường 27, quận Bình Thạnh đã trở thành trạm y tế thứ 25 của thành phố được thí điểm ứng dụng mô hình này. Theo đó, các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nhi Đồng 2 và nhiều bệnh viện khác sẽ hỗ trợ tư vấn chuyên môn từ xa cho hoạt động khám, chữa bệnh ban đầu của Trạm Y tế phường 27.

Bác sĩ Phạm Khắc Thành, Phòng Y học cổ truyền (Trạm Y tế phường 27) cho biết, với ứng dụng công nghệ mới, phòng đã tăng được lượt khám và điều trị từ 10 lên 40 bệnh nhân/ngày mà vẫn bảo đảm chất lượng. Bà Trần Thị Ngọc, 61 tuổi, ở chung cư Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cho biết: “Tôi bị thoái hóa cột sống, trước đây vẫn phải đến bệnh viện. Nay chất lượng khám, chữa bệnh tại trạm y tế phường được nâng cao, nên tôi đã yên tâm điều trị tại đây”.

Với các bệnh viện tuyến thành phố, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh thông tin, thành phố đã triển khai hệ thống khám, chữa bệnh từ xa tại các bệnh viện như: Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Hệ thống khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã thu hút 69 điểm cầu các bệnh viện từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Cà Mau đăng ký tham gia, góp phần giảm số trường hợp chuyển viện không cần thiết…”.

PGS.TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian tới, ngành Y tế thành phố tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại, như: Điều hành cấp cứu thông minh, phẫu thuật bằng robot, sử dụng trí tuệ nhân tạo trong khám bệnh... Song song đó, nhiều bệnh viện tuyến cuối tại thành phố sẽ là “đầu tàu” triển khai các trung tâm tư vấn khám, chữa bệnh từ xa theo Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn.

Bài viết khác

Y tế số có thể giải bài toán chăm sóc sức khỏe cho mọi người

Ngày 30-12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Bộ Y tế tổ chức hội nghị chuyển đổi số y tế quốc gia. Các đại biểu đã chia sẻ về những tiện ích mang tới cho người bệnh, các dịch vụ y tế được công khai minh bạch, giảm quá tải bệnh viện... nhờ công nghệ số.

PACS - Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh y tế

PACS (hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh) là một công nghệ hình ảnh y tế cung cấp nơi lưu trữ, truy xuất, quản lý, phân phối và trình chiếu hình ảnh. Điều này giảm thiểu hình thức in phim truyền thống tại các cơ sở y tế. Hệ thống PACS cho phép thu, lưu trữ, xem và chia sẻ tất cả các loại hình ảnh phục vụ y tế.

PACS Workstation

PACS Radiologist Viewer(PACS Workstation) is a multi-modality advanced DICOM viewer including images, reports, patient status and clinical information

PACS MammoView

PACS Mammo is an advanced DICOM Viewer for Mammography including 2 on 1 stitched images without complicated hanging protocol

PACS MammoQC

PACS MammoQC is a quality control station automatically generate symmetrical 2 on 1 stitched images. Without complicated protocol of mammography viewers, PPMammoQC dramatically increases the speed of image display and storage capacity of typically high-volume if breast images as well as enhance ease of use

PACS Clinic

PACS Clinic is a simple DICOM viewer in a non-radiology department.

PACS Webserver

PACS WebServer provides users with on-demand cost-effective access to clinical images from any location(hospital, office, home) by web browser.

PACS Mobile

PACS Mobile Viewer provides users with on-demand cost-effective access to clinical images by mobile phone or tablet.(iPhone, iPad, Android)

PACS Cardiac

PACS Cardiology Viewer is a cardiologic advanced DICOM viewer including specific features for echo, ECG, and cardiac catheterization

Dicom gateway

PACS DICOM Gateway is DICOM converting solution from non-DICOM images to DICOM files.

Telemedicine

Telemedicine is a total solution which enables health services from public health centers to inter hospitals