Phát triển doanh nghiệp số gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số...

Mục tiêu, quan điểm này được đưa ra trong dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đang được Bộ Thông tin và Truyền thông lấy ý kiến.

Theo dự thảo, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, Chính phủ số dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, phát triển các yếu tố nền tảng mang tính tạo nền móng cơ bản, thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số.

Kinh tế số và xã hội số là hai mặt không tách rời của quá trình chuyển đổi số cả ở cấp độ quốc gia và cấp độ địa phương. Phát triển kinh tế số mang lại cơ hội kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành xã hội số. Trong phát triển xã hội số, người dân thành thạo kỹ năng số sẽ hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ số, từ đó nuôi dưỡng các doanh nghiệp công nghệ số.

Dự thảo chiến lược xác định mục tiêu đến năm 2025, tỉ trọng kinh tế số đạt 20% GDP, tỉ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt trên 10%. Tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia số với kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GDP, tạo nền móng vững chắc để trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045, xã hội số an toàn, nhân văn, rộng khắp, cải thiện chất lượng cuộc sống, người dân giàu hơn, hạnh phúc hơn, góp phần giải quyết các vấn đề thiên niên kỷ về phát triển bền vững, bao trùm.

Để tạo nền móng phát triển kinh tế số và xã hội số, dự thảo cũng đặt mục tiêu cụ thể trong phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, danh tính số, thanh toán số, kỹ năng số, nhân lực số, doanh nghiệp số, phát triển môi trường số an toàn lành mạnh và cải thiện xếp hạng quốc gia.

Cụ thể đến năm 2025 đặt mục tiêu đạt 100.000 doanh nghiệp công nghệ số. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nền tảng chuyển đổi số đạt 75%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng tên miền .vn đạt 75% và tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.

Dự thảo xác định phát triển doanh nghiệp số gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số. Theo đó, sẽ tập trung xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai Chiến lược phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030.

Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hóa đơn điện tử phù hợp với thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng nền tảng hóa đơn điện tử quốc gia, kết nối, liên thông với toàn bộ các cơ quan thuế, cho phép thanh toán hóa đơn điện tử, rút ngắn thời gian thực hiện giao dịch điện tử.

Cùng với đó sẽ triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số; khảo sát, phân nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động và quy mô. Đặc biệt sẽ đánh giá, giới thiệu các nền tảng số xuất sắc Make in Việt Nam phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo từng phân nhóm, kết hợp với tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số... Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động theo từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương.

Trước đó, tại Diễn đàn Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam diễn ra cuối tháng 12/2020, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, sau một năm Chỉ thị 01 của Thủ tướng về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam ban hành, đã có trên 13.000 doanh nghiệp công nghệ số ra đời, tăng 28%, với cộng đồng trên 58.000 doanh nghiệp.

Bài viết khác

Thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Đề án Hệ sinh thái chuyển đổi số Công Thương, với mục tiêu tạo ra cộng đồng doanh nghiệp; góp phần thay đổi tư duy, nhận thức quản trị của doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững trên nền tảng số.

Sẽ ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để cho ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam hàng năm. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Báo cáo nghiên cứu phát triển bộ tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam”.

Bộ Công Thương coi trọng hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chiều ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là dịp để Bộ Công Thương thông báo cho hơn 40 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam các trọng tâm, ưu tiên mà Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong năm 2022 và bàn bạc, giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận các đóng góp

Bất động sản công nghiệp được kỳ vọng sẽ ''bứt tốc''

Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản quốc tế Savills) cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về Việt Nam.

Doanh nghiệp số hóa mạnh mẽ sau đại dịch

(NLĐO) - Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn, dù vẫn còn không ít DN ngần ngại hoặc hoài nghi về hiệu quả.

Chuyển đổi số: “Tự thua” nếu không chủ động

Doanh nghiệp nếu không chủ động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì sẽ tự thua trong cuộc đua cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh về tác động của Covid-19 thúc đẩy kinh tế Việt Nam chuyển đổi.

Kiến trúc doanh nghiệp kiến tạo chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số trên thực tế có tỷ lệ thất bại rất lớn trong doanh nghiệp. Theo Forbes 2019 tới 84 % các dự án thất bại khi không đạt được chỉ số hoàn vốn trên đầu tư kỳ vọng- ROI trong dự án.

Chuyển đổi số: Nhiều doanh nghiệp đang ngộ nhận đã thành công

Nhiều DN, cơ quan mới số hóa được một phần nhỏ nhưng đã ngộ nhận đã chuyển đổi số thành công. Các DN Việt thường đợi áp lực từ trên mới bắt đầu chuyển đổi số, rất ít khi chủ động tìm hiểu để chuyển đổi số trong DN của mình.

Nhu cầu chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp

Dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng

Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực

"Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số mới ở những bước khởi đầu. Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi được đặt ra như chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, như thế nào, nguồn lực cần chuẩn bị và làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?"

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần sáng tạo để mở đường cho kinh tế số

Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số: sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới

Ứng dụng blockchain và chữ ký số giải bài toán xác thực văn bằng, chứng chỉ

Cổng thông tin xác thực văn bằng ứng dụng blockchain và chữ ký số hiện đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại địa chỉ vanbang.ptit.edu.vn. Nhóm phát triển cho biết, sẵn sàng chia sẻ giải pháp cho các đơn vị đào tạo khác sử dụng.

Tăng tốc mở khóa dữ liệu từ biên mạng tới đám mây

Dữ liệu lộn xộn, mắc kẹt trong các hệ thống cũ, lượng lớn dữ liệu tạo ra tại biên mạng vượt khả năng xử lý dẫn đến rắc rối di chuyển qua lại giữa các môi trường khác nhau, là nguyên nhân chính kéo chân doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam

Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp Việt cần xây dựng hạ tầng tại chỗ?

Do đặc thù ngành nghề hoặc hạ tầng cũ còn sót lại, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải duy trì hệ thống CNTT tại chỗ trong quá trình chuyển đổi số.

Doanh nghiệp Việt định hướng bán hàng đa kênh và chuyển đổi số

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới, bán hàng đa kênh và chuyển đổi số trở thành từ khoá được doanh nghiệp Việt chú trọng.

Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy chuyển đổi số là gì và vì sao các tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm các tốt. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.