Doanh nghiệp nếu không chủ động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì sẽ tự thua trong cuộc đua cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh về tác động của Covid-19 thúc đẩy kinh tế Việt Nam chuyển đổi.

 Có nhiều ý kiến cho rằng, Covid-19 không chỉ gây ra nguy cơ mà còn tạo ra cơ hội cho nền kinh tế của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?

Đại dịch Covid-19 mặc dù tạo ra những khó khăn cho nền kinh tế, đặc biệt với nền kinh tế truyền thống. Nhưng cũng từ đại dịch này đã tạo ra điểm sáng, đó là thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.

Covid-19 thúc đẩy người dân sử dụng dịch vụ số nhiều hơn, đồng thời đưa đến cho các doanh nghiệp điện tử cơ hội phát triển, cũng như các ứng dụng công nghệ số được mở rộng trong tất cả cá ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Như vậy, Covid-19 đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế số.

- Năm 2019 là giai đoạn đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát và bắt đầu ảnh hưởng dữ dội tới kinh tế Việt Nam. Vậy nền kinh tế Việt Nam ở trước thời điểm đó và ở thời điểm hiện tại có khác biệt nào rõ rệt không, thưa ông?

Có rất nhiều sự khác biệt. Ví dụ, thanh toán không dùng tiền mặt hay ứng dụng công nghệ số trong hoạt động kinh tế, đã có bước thay đổi rất lớn về chất so với thời gian trước đây. Đó là điều rất đáng được nhắc đến và khuyến khích để chứng tỏ hoạt động kinh tế số cũng như thanh toán không dùng tiền mặt đã rõ ràng hơn trong giai đoạn gần đây. Đây cũng được xem như một điểm sáng của hoạt động kinh tế trong năm 2020, 2021 với tốc độ tăng trưởng của kinh tế số và ứng dụng công nghệ trong thanh toán đã đạt được ở mức độ cao.

- Tại kỳ họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, trong đó Kinh tế số được xác định chiếm 20% GDP. Đây có phải một mục tiêu khả thi?

Mục tiêu này hoàn toàn khả thi nếu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh kinh tế số như trong năm 2020, 2021. Chúng ta hy vọng kinh tế số sẽ được ứng dụng mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn và đem lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đây là điều có ý nghĩa rất quan trọng từ việc ứng dụng công nghệ số khi đem lại cho nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam trong thời gian tới đây.

- Theo ông, cơ chế chính sách từ phía Nhà nước đã đủ mạnh, đủ cần thiết để nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng phục hồi sau quãng thời gian căng thẳng vì Covid-19?

Về phía Nhà nước cũng đã có rất nhiều biện pháp, chính sách cũng như cơ chế để thúc đẩy cho nền kinh tế hồi phục và phát triển thời gian tới. Đây cũng là điểm sáng của hoạt động kinh tế trong năm 2020, 2021. Và đó là một trong những điều chúng ta mong muốn, nhất là tháo gỡ khó khăn về luân chuyển hàng hóa và con người giữa các địa phương với nhau.

Đồng thời, áp dụng đồng loạt các chỉ đạo từ trung ương đến địa phương. Việc này tạo ra sự kết nối và giao thương thuận lợi, thông thoáng và hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp với mức chi phí thấp hơn. Đó là điều quan trọng.

- Để phát triển kinh tế số, cần phải có nhân sự số. Tuy nhiên vấn đề thiếu hụt nhân sự chất lượng cao luôn là vấn đề nan giải đối với Việt Nam từ trước tới nay. Vậy Việt Nam cần giải quyết “nan đề” này ra sao? Như thu hút người Việt ở nước ngoài về làm; phối hợp với Intel, Apple hay Samsung đào tạo nhân sự …?

Việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về công nghệ số là một trong những bài toán mà chúng ta đã nói đến nhiều. Việt Nam đã phát triển và đào tạo lĩnh vực này tại các đại học từ công lập đến tư thục, hay các lớp đào tạo dạy nghề. Đó là điều cần thiết để phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ số thời gian tới.

Tất nhiên, yêu cầu thực tế thường rất cao, trong khi cái chúng ta có thì lại bị giới hạn. Do đó, việc kết hợp tất cả năng lực, nguồn lực, khả năng của nền kinh tế để huy động lực lượng lao động này vào nhiều nhất là điều rất quan trọng. Chúng ta có thể huy động nguồn lực từ trong nước, kiều bào ở nước ngoài hoặc kết hợp với các công ty có tên tuổi lớn trên thế giới để mở rộng đào tạo nghề theo yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp số 4.0.

- Chuyển đổi số được xem là hoạt động sàng lọc quy mô lớn với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Ai chuyển đổi số thành công thì tồn tại, không chuyển đổi sẽ bị đào thải. Ông nhận định thế nào về ý kiến này và có lời khuyên gì đối với các doanh nghiệp đang lưỡng lự có hay không thực hiện chuyển đổi số?

Không phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát chúng ta mới nói đến vấn đề này. Việc ứng dụng công nghệ số, các chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí kết nối thị trường cũng như các chi phí tiêu thụ sản phẩm đã được giảm xuống mức thấp nhất. Trong điều kiện cạnh tranh khắt khe như hiện nay, hạ chi phí giá thành hay sản xuất xuống được một đồng cũng đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian “vàng”.

Đây là một trong những điểm nhấn mà doanh nghiệp cần phải quan tâm, nếu doanh nghiệp vẫn áp dụng sản xuất, kinh doanh theo phương thức truyền thống, với chi phí cao thì sẽ khó cạnh tranh, phát triển và tồn tại. Doanh nghiệp không chủ động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì sẽ tự thua trong cuộc đua cạnh tranh rất gay gắt hiện nay.

Trân trọng cảm ơn ông!

Bài viết khác

Thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Đề án Hệ sinh thái chuyển đổi số Công Thương, với mục tiêu tạo ra cộng đồng doanh nghiệp; góp phần thay đổi tư duy, nhận thức quản trị của doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững trên nền tảng số.

Sẽ ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để cho ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam hàng năm. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Báo cáo nghiên cứu phát triển bộ tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam”.

Bộ Công Thương coi trọng hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chiều ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là dịp để Bộ Công Thương thông báo cho hơn 40 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam các trọng tâm, ưu tiên mà Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong năm 2022 và bàn bạc, giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận các đóng góp

Bất động sản công nghiệp được kỳ vọng sẽ ''bứt tốc''

Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản quốc tế Savills) cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về Việt Nam.

Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025

Phát triển doanh nghiệp số gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số...

Doanh nghiệp số hóa mạnh mẽ sau đại dịch

(NLĐO) - Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn, dù vẫn còn không ít DN ngần ngại hoặc hoài nghi về hiệu quả.

Kiến trúc doanh nghiệp kiến tạo chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số trên thực tế có tỷ lệ thất bại rất lớn trong doanh nghiệp. Theo Forbes 2019 tới 84 % các dự án thất bại khi không đạt được chỉ số hoàn vốn trên đầu tư kỳ vọng- ROI trong dự án.

Chuyển đổi số: Nhiều doanh nghiệp đang ngộ nhận đã thành công

Nhiều DN, cơ quan mới số hóa được một phần nhỏ nhưng đã ngộ nhận đã chuyển đổi số thành công. Các DN Việt thường đợi áp lực từ trên mới bắt đầu chuyển đổi số, rất ít khi chủ động tìm hiểu để chuyển đổi số trong DN của mình.

Nhu cầu chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp

Dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng

Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực

"Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số mới ở những bước khởi đầu. Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi được đặt ra như chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, như thế nào, nguồn lực cần chuẩn bị và làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?"

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần sáng tạo để mở đường cho kinh tế số

Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số: sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới

Ứng dụng blockchain và chữ ký số giải bài toán xác thực văn bằng, chứng chỉ

Cổng thông tin xác thực văn bằng ứng dụng blockchain và chữ ký số hiện đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại địa chỉ vanbang.ptit.edu.vn. Nhóm phát triển cho biết, sẵn sàng chia sẻ giải pháp cho các đơn vị đào tạo khác sử dụng.

Tăng tốc mở khóa dữ liệu từ biên mạng tới đám mây

Dữ liệu lộn xộn, mắc kẹt trong các hệ thống cũ, lượng lớn dữ liệu tạo ra tại biên mạng vượt khả năng xử lý dẫn đến rắc rối di chuyển qua lại giữa các môi trường khác nhau, là nguyên nhân chính kéo chân doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam

Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp Việt cần xây dựng hạ tầng tại chỗ?

Do đặc thù ngành nghề hoặc hạ tầng cũ còn sót lại, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải duy trì hệ thống CNTT tại chỗ trong quá trình chuyển đổi số.

Doanh nghiệp Việt định hướng bán hàng đa kênh và chuyển đổi số

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới, bán hàng đa kênh và chuyển đổi số trở thành từ khoá được doanh nghiệp Việt chú trọng.

Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy chuyển đổi số là gì và vì sao các tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm các tốt. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.