(NLĐO) - Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn, dù vẫn còn không ít DN ngần ngại hoặc hoài nghi về hiệu quả.

Nhiều bước tiến dài

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, các quy trình số hóa được triển khai sớm và thể hiện được hiệu quả khá lớn.

Vừa nhận danh hiệu "DN chuyển đổi số xuất sắc 2021", Viettel Post trong một thời gian ngắn khi phải đối mặt với tác động tiêu cực của dịch bệnh đã áp dụng những công nghệ mới nhất trong vận hành dịch vụ logistics, sở hữu hạ tầng phân tích và lưu trữ dữ liệu lớn cũng như thừa hưởng công nghệ tối tân của Tập đoàn Viettel.

"Trước đây, Viettel Post từng đưa ra quyết định kinh doanh dựa trên kinh nghiệm và những số liệu thu thập từ các phần mềm riêng lẻ đòi hỏi nhiều thời gian thống kê. Nhưng hiện nay, với việc áp dụng cộng nghệ, chỉ sau những cú nhấp chuột, chúng tôi có thể theo dõi toàn trình của bưu gửi, nắm bắt chu kỳ thay đổi thị trường, hiểu rõ nhu cầu khách hàng tại từng địa phương. Từ đó, có thể đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp, ứng phó với nhiều kịch bản của thị trường" - đại diện Viettel Post cho hay.

Hiện Viettel Post đã hoàn thành và liên tục nâng cấp hệ sinh thái số cung cấp dịch vụ tới khách hàng, gồm: ứng dụng chuyển phát ViettelPost, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, giải pháp quản lý bán hàng đa kênh ViettelSale và sàn vận chuyển đa phương thức MyGo…

"Chuyển đổi số tại Viettel Post không diễn ra một sớm một chiều mà là quá trình liên tục và xuyên suốt, gồm nhiều bước: tin học hoá, ứng dụng các phần mềm riêng lẻ rồi số hoá, kết nối mạng trên phạm vi nhỏ và sau đó kết nối hệ thống trên diện rộng, đồng bộ dữ liệu để các hệ thống, phần mềm có thể tương tác, tích hợp với nhau" - Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Nguyễn Hoàng Long cho biết.

Trong nhóm tập đoàn nhà nước, không ít đơn vị đặt mục tiêu chuyển đổi số từ trước khi dịch Covid-19 diễn ra. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa hình thành hệ sinh thái số với tên gọi EVNCONNECT, gồm 2 thành phần chính: hệ sinh thái kết nối, hội nhập với các nền tảng số của quốc gia, các nền tảng số của các ngành trong nền kinh tế số và hệ sinh thái nội bộ phục vụ các nghiệp vụ trong EVN.

Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV tập đoàn, cho hay hơn 29 triệu khách hàng sử dụng điện là một môi trường lý tưởng, tiềm năng cho các đối tác có thể phối hợp, gia tăng các dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân, thu hẹp "khoảng cách số" giữa khu vực thành thị - nông thôn và là tiền đề góp phần mang lại thành công trong việc triển khai chiến lược phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. "Năm 2022, EVN dự kiến cơ bản hoàn thành chuyển đổi số và tạo tiền đề để hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025" - ông Thành thông tin.

Đòi hỏi tất yếu

Kết quả khảo sát của Công ty CP Base Enterprise với sự tham gia của 271 DN cho thấy dịch Covid-19 buộc DN phải có chiến lược ứng phó riêng. Đáng chú ý, nếu như chỉ có 26,88% DN cho biết sẽ thúc đẩy doanh thu bằng cách chuyển đổi, mở rộng mô hình kinh doanh, kênh phân phối… thì có đến 44,66% DN cho biết đầu tư triển khai công nghệ, chuyển đổi số cho vận hành nội bộ. Ngoài ra, sau khi gỡ bỏ giãn cách, chỉ có 8,74% DN quay lại làm việc văn phòng như trước và có đến 60,47% kết hợp làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng (hybrid work).

Đặc biệt, có 22,13% DN quay lại kinh doanh tại chỗ hoàn toàn trong khi có đến 77,08% DN cho biết kết hợp kinh doanh online và tại chỗ. Có 85,77% DN có quan tâm tìm hiểu công nghệ giúp gia tăng hiệu suất vận hành để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Báo cáo ghi nhận các DN cho rằng Covid-19 đem lại cơ hội cho họ đẩy mạnh tham gia chuyển đổi số, bán hàng trên sàn thương mại điện tử, phát triển kênh online và thanh toán không dùng tiền mặt. "Chuyển đổi số là điều kiện tiên quyết giúp DN thích ứng với mọi thay đổi khi dịch bệnh được dự báo sẽ khó chấm dứt trong 1-2 năm tới" - báo cáo nêu ý kiến của các DN tham gia khảo sát.

Tại một tọa đàm về chuyển đổi số mới đây, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hữu Thái Hòa cho rằng chuyển đổi số như một "cây đũa thần" giúp DN tái cấu trúc và chuyển đổi chiến lược song nhiều DN mới số hóa được một phần nhỏ mà đã ngộ nhận chuyển đổi số thành công.

"Không ít người nhầm lẫn 2 khái niệm chuyển đổi số và số hóa. Số hóa là biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hóa rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn... để phân tích, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác. Chuyển đổi số là mức độ cao hơn số hóa" - ông Hòa chia phân tích và lưu ý DN nên làm từng bước từ dữ liệu số đến chuyển dịch thông minh hơn.

Bài viết khác

Thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Đề án Hệ sinh thái chuyển đổi số Công Thương, với mục tiêu tạo ra cộng đồng doanh nghiệp; góp phần thay đổi tư duy, nhận thức quản trị của doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững trên nền tảng số.

Sẽ ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để cho ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam hàng năm. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Báo cáo nghiên cứu phát triển bộ tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam”.

Bộ Công Thương coi trọng hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chiều ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là dịp để Bộ Công Thương thông báo cho hơn 40 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam các trọng tâm, ưu tiên mà Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong năm 2022 và bàn bạc, giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận các đóng góp

Bất động sản công nghiệp được kỳ vọng sẽ ''bứt tốc''

Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản quốc tế Savills) cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về Việt Nam.

Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025

Phát triển doanh nghiệp số gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số...

Chuyển đổi số: “Tự thua” nếu không chủ động

Doanh nghiệp nếu không chủ động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì sẽ tự thua trong cuộc đua cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh về tác động của Covid-19 thúc đẩy kinh tế Việt Nam chuyển đổi.

Kiến trúc doanh nghiệp kiến tạo chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số trên thực tế có tỷ lệ thất bại rất lớn trong doanh nghiệp. Theo Forbes 2019 tới 84 % các dự án thất bại khi không đạt được chỉ số hoàn vốn trên đầu tư kỳ vọng- ROI trong dự án.

Chuyển đổi số: Nhiều doanh nghiệp đang ngộ nhận đã thành công

Nhiều DN, cơ quan mới số hóa được một phần nhỏ nhưng đã ngộ nhận đã chuyển đổi số thành công. Các DN Việt thường đợi áp lực từ trên mới bắt đầu chuyển đổi số, rất ít khi chủ động tìm hiểu để chuyển đổi số trong DN của mình.

Nhu cầu chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp

Dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng

Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực

"Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số mới ở những bước khởi đầu. Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi được đặt ra như chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, như thế nào, nguồn lực cần chuẩn bị và làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?"

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần sáng tạo để mở đường cho kinh tế số

Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số: sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới

Ứng dụng blockchain và chữ ký số giải bài toán xác thực văn bằng, chứng chỉ

Cổng thông tin xác thực văn bằng ứng dụng blockchain và chữ ký số hiện đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại địa chỉ vanbang.ptit.edu.vn. Nhóm phát triển cho biết, sẵn sàng chia sẻ giải pháp cho các đơn vị đào tạo khác sử dụng.

Tăng tốc mở khóa dữ liệu từ biên mạng tới đám mây

Dữ liệu lộn xộn, mắc kẹt trong các hệ thống cũ, lượng lớn dữ liệu tạo ra tại biên mạng vượt khả năng xử lý dẫn đến rắc rối di chuyển qua lại giữa các môi trường khác nhau, là nguyên nhân chính kéo chân doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam

Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp Việt cần xây dựng hạ tầng tại chỗ?

Do đặc thù ngành nghề hoặc hạ tầng cũ còn sót lại, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải duy trì hệ thống CNTT tại chỗ trong quá trình chuyển đổi số.

Doanh nghiệp Việt định hướng bán hàng đa kênh và chuyển đổi số

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới, bán hàng đa kênh và chuyển đổi số trở thành từ khoá được doanh nghiệp Việt chú trọng.

Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy chuyển đổi số là gì và vì sao các tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm các tốt. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.