Để đảm bảo hoạt động kinh doanh trong giai đoạn bình thường mới, bán hàng đa kênh và chuyển đổi số trở thành từ khoá được doanh nghiệp Việt chú trọng.

Trải qua hai năm dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng đứt gãy, việc kinh doanh trì trệ, các doanh nghiệp Việt Nam và khu vực cho rằng xu hướng bán hàng đa kênh, kết hợp với chuyển đổi số sẽ giúp họ phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo của TMX, công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chỉ ra rằng 68% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và 40% lãnh đạo toàn khu vực nói chung đã và đang đầu tư vào chiến lược đa kênh như một phương thức xây dựng nền móng để phát triển trong tương lai. Mặt khác, 76% tại Việt Nam (46% toàn khu vực) cũng xem việc đầu tư vào mô hình bán hàng đa kênh là ưu tiên hàng đầu trong 3 đến 5 năm tới.

Xu hướng này phản ánh tình hình thực tế xã hội trong giai đoạn hiện tại, khi người tiêu dùng đã quen dần với việc mua hàng qua kênh thương mại điện tử, đồng thời họ cũng bắt đầu quay trở lại phương thức mua sắm truyền thống khi các hạn chế giãn cách được nới lỏng.

Việc bán hàng đa kênh, một cách dễ hiểu, là tiếp cận khách hàng ở nhiều kênh bán hàng khác nhau, có cả trực tuyến và trực tiếp, nhằm không bỏ sót khách hàng và tạo cho họ cảm giác mua hàng xuyên suốt.

Ông James Christopher, Chủ tịch TMX khu vực Châu Á cho biết, những khó khăn trong hai năm đại dịch cũng khiến các doanh nghiệp nhận ra việc cải thiện chuỗi cung ứng và hoạt động của họ trong tương lai.

Khảo sát cho thấy, khoảng 62% doanh nghiệp Việt Nam và 52% doanh nghiệp toàn khu vực đã bắt đầu đa dạng hóa các nguồn cung ứng của họ. Đồng thời, 34% tại Việt Nam và 35% toàn khu vực chủ động đánh giá và nhìn lại về sự phụ thuộc của họ vào các đơn vị cung cấp bên thứ ba.

Trên thực tế, việc phụ thuộc vào một đơn vị cung ứng hoặc vận chuyển hàng hoá sẽ khiến doanh nghiệp bị động trong bối cảnh kinh doanh hiện tại. Dễ thấy trong giai đoạn dịch bệnh tại Việt Nam, nhiều người mua hàng trên thương mại điện tử than phiền về việc đơn hàng chậm được giao. Theo lý giải, một phần nguyên nhân là các kho chứa hàng hoặc đơn vị vận chuyển có nhân sự phải tạm nghỉ việc hoặc cách ly do nhiễm bệnh. Do đó, việc đa dạng hoá nguồn cung hoặc đơn vị logistics là cần thiết trong bối cảnh mới.

Ở Việt Nam, các mô hình và cách thức kinh doanh mới đã xuất hiện sau đại dịch. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (VLI), một trong những chiến lược chính mà doanh nghiệp thực hiện là đa dạng hóa nhà cung cấp để hạn chế tối đa rủi ro. Bằng cách như vậy, các doanh nghiệp sẽ có các nhà cung cấp sẵn sàng thay thế và là nguồn dự phòng ổn định để hỗ trợ ngay khi xuất hiện sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.

Trong tương lai, báo cáo cho rằng chủ doanh nghiệp phải bắt kịp làn sóng chuyển đổi số, bảo đảm chuỗi cung ứng trực tuyến kết hợp nhịp nhàng với chuỗi cung ứng trực tiếp để hoàn thiện mô hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, 80% lãnh đạo toàn khu vực và 60% lãnh đạo Việt Nam tin rằng sẽ có nhiều ứng dụng công nghệ và công cụ kỹ thuật số được triển khai trong tương lai. Đồng thời, 82% (toàn khu vực) và 58% (Việt Nam) khẳng định họ sẽ ưu tiên áp dụng các giải pháp số trong hoạt động kinh doanh nếu không gặp phải những rào cản về chi phí sau đại dịch.

Bài viết khác

Thay đổi tư duy quản trị của doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Đề án Hệ sinh thái chuyển đổi số Công Thương, với mục tiêu tạo ra cộng đồng doanh nghiệp; góp phần thay đổi tư duy, nhận thức quản trị của doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, hướng tới phát triển doanh nghiệp bền vững trên nền tảng số.

Sẽ ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam

Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để cho ra mắt Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo doanh nghiệp Việt Nam hàng năm. Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo “Báo cáo nghiên cứu phát triển bộ tiêu chí doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam”.

Bộ Công Thương coi trọng hợp tác kinh tế với doanh nghiệp Hoa Kỳ

Chiều ngày 8/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn doanh nghiệp thuộc Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là dịp để Bộ Công Thương thông báo cho hơn 40 doanh nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ đang hoạt động tại Việt Nam các trọng tâm, ưu tiên mà Bộ Công Thương tập trung thực hiện trong năm 2022 và bàn bạc, giải đáp các thắc mắc, tiếp nhận các đóng góp

Bất động sản công nghiệp được kỳ vọng sẽ ''bứt tốc''

Savills Việt Nam (thuộc Tập đoàn tư vấn đầu tư bất động sản quốc tế Savills) cho biết, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực, trở thành lĩnh vực nổi bật thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) về Việt Nam.

Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025

Phát triển doanh nghiệp số gồm doanh nghiệp công nghệ số và chuyển đổi các doanh nghiệp truyền thống thành doanh nghiệp số...

Doanh nghiệp số hóa mạnh mẽ sau đại dịch

(NLĐO) - Dịch Covid-19 khiến tốc độ chuyển đổi số, số hóa trong các doanh nghiệp (DN) thuộc mọi lĩnh vực diễn ra nhanh hơn, dù vẫn còn không ít DN ngần ngại hoặc hoài nghi về hiệu quả.

Chuyển đổi số: “Tự thua” nếu không chủ động

Doanh nghiệp nếu không chủ động ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số thì sẽ tự thua trong cuộc đua cạnh tranh rất gay gắt hiện nay. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh về tác động của Covid-19 thúc đẩy kinh tế Việt Nam chuyển đổi.

Kiến trúc doanh nghiệp kiến tạo chuyển đổi số thành công

Chuyển đổi số trên thực tế có tỷ lệ thất bại rất lớn trong doanh nghiệp. Theo Forbes 2019 tới 84 % các dự án thất bại khi không đạt được chỉ số hoàn vốn trên đầu tư kỳ vọng- ROI trong dự án.

Chuyển đổi số: Nhiều doanh nghiệp đang ngộ nhận đã thành công

Nhiều DN, cơ quan mới số hóa được một phần nhỏ nhưng đã ngộ nhận đã chuyển đổi số thành công. Các DN Việt thường đợi áp lực từ trên mới bắt đầu chuyển đổi số, rất ít khi chủ động tìm hiểu để chuyển đổi số trong DN của mình.

Nhu cầu chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp

Dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đã khiến các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề. Các doanh nghiệp Việt Nam với sức cạnh tranh còn thấp càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để các doanh nghiệp đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động kinh doanh trên các nền tảng số, tìm kiếm thêm thị trường, cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng

Hướng tới Việt Nam số: Doanh nghiệp công nghệ số là chủ lực

"Tại Việt Nam quá trình chuyển đổi số mới ở những bước khởi đầu. Rất nhiều băn khoăn và câu hỏi được đặt ra như chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ đâu, như thế nào, nguồn lực cần chuẩn bị và làm gì để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số?"

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Cần sáng tạo để mở đường cho kinh tế số

Đổi mới tổ chức trên nền tảng văn hoá sáng tạo sẽ là bước đi mở đường cho kinh tế số: sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng từ bỏ các mô hình kinh doanh truyền thống để thiết lập mô hình kinh doanh mới

Ứng dụng blockchain và chữ ký số giải bài toán xác thực văn bằng, chứng chỉ

Cổng thông tin xác thực văn bằng ứng dụng blockchain và chữ ký số hiện đã được hoàn thiện và đưa vào sử dụng tại địa chỉ vanbang.ptit.edu.vn. Nhóm phát triển cho biết, sẵn sàng chia sẻ giải pháp cho các đơn vị đào tạo khác sử dụng.

Tăng tốc mở khóa dữ liệu từ biên mạng tới đám mây

Dữ liệu lộn xộn, mắc kẹt trong các hệ thống cũ, lượng lớn dữ liệu tạo ra tại biên mạng vượt khả năng xử lý dẫn đến rắc rối di chuyển qua lại giữa các môi trường khác nhau, là nguyên nhân chính kéo chân doanh nghiệp chuyển đổi số.

Đám mây lai là chìa khóa để tăng tốc chuyển đổi số ở Việt Nam

Khi cơn bão Covid-19 làm thay đổi phương thức sản xuất-kinh doanh, CNTT đang trở thành ‘cứu cánh’ cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Tại sao doanh nghiệp Việt cần xây dựng hạ tầng tại chỗ?

Do đặc thù ngành nghề hoặc hạ tầng cũ còn sót lại, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải duy trì hệ thống CNTT tại chỗ trong quá trình chuyển đổi số.

Chuyển đổi số, xu hướng tất yếu trong cách mạng 4.0

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc đến bên cạnh các khái niệm như điện toán đám mây, big data, blockchain,... và được coi như một xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng số 4.0. Vậy chuyển đổi số là gì và vì sao các tổ chức, doanh nghiệp nên thực hiện càng sớm các tốt. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau.