News Cat

SKĐS - Chương trình chuyển đổi số ngành y tế được triển khai nhiều năm qua tại một số xã thuộc địa bàn khó khăn của tỉnh Hà Giang đã làm thay đổi toàn diện y tế cơ sở, tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Chuyển đổi số - Không còn khoảng cách

Trạm Y tế xã Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì và thầy thuốc của Trung tâm Y tế huyện đã thực hiện chẩn đoán, xử trí ban đầu cho trẻ em ngay tại trạm thông qua hệ thống KCB từ xa... rất riêng của mình.

Bệnh nhân là trẻ 8 tháng tuổi được gia đình đưa đến trạm y tế. Thầy thuốc trực tại trạm với điện thoại thông minh được kết nối với hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Trung tâm Y tế huyện đã xin ý kiến hội chẩn với thầy thuốc tại Trung tâm. Ngay lập tức kíp bác sĩ trực đã hội chẩn và hướng dẫn thầy thuốc tại Trạm Y tế xã Bản Phùng hướng điều trị.

Người dân không phải đi xa 30 km đường đèo, núi để về Trung tâm Y tế huyện thăm khám.

Y sĩ Lò Thị Vừ - Trạm Y tế xã Bản Phùng chia sẻ: "Thông qua hệ thống KCB từ xa, chúng tôi có thể trực tiếp trao đổi chuyên môn với tuyến trên khi gặp những ca bệnh phức tạp, giúp cho người dân vùng cao được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn".

Tìm hiểu thêm chúng tôi được biết, đây là cơ sở y tế tuyến xã đầu tiên của tỉnh Hà Giang thực hiện thí điểm mô hình khám chữa bệnh từ xa.

Việc triển khai mô hình đã khẳng định bước tiến của ngành Y tế trong thực hiện Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế về việc Phê duyệt Đề án KCB từ xa giai đoạn 2020 - 2025. Đến nay, toàn tỉnh đã có 17 cơ sở KCB tuyến tỉnh, huyện đăng ký thực hiện KCB từ xa cho người dân, được kết nối với các bệnh viện tuyến Trung ương và bệnh viện đầu ngành.

BS. Vương Văn Bình - Trưởng trạm Y tế xã Nam Sơn, Hoàng Su Phì cho biết: "Hiện tại, Trạm y tế xã Nam Sơn có 1 bác sĩ, 2 y sĩ đa khoa, 1 điều dưỡng, 1 dược sĩ và 1 hộ sinh. Hàng năm, theo kế hoạch, trạm đều cử cán bộ đi học, tập huấn để nâng cao trình độ để phục vụ KCB cho người dân được tốt nhất. Trước đây, khi trạm y tế xã chưa có bác sĩ, bệnh nhân hầu hết đều phải chuyển ra Nậm Dịch hoặc thị trấn Vinh Quang nên mất nhiều thời gian.

Đến nay, khi trạm được trang bị máy siêu âm, xét nghiệm, thầy thuốc được nâng cao trình độ, chuyên môn nên đã phục vụ tối đa nhu cầu của người bệnh. Với hệ thống khám chữa bệnh từ xa đã giúp ích rất nhiều cho y tế cơ sở như chúng tôi".

Trung tâm Y tế huyện Hoàng Su Phì thí điểm khám, chữa bệnh từ xa theo chương trình chuyển đổi số của Bộ Y tế. Nhờ chương trình này, một bệnh nhân cao tuổi của xã đã được PGS,TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Ðại học Y Hà Nội tư vấn chữa bệnh từ xa.

Trung tâm Y tế huyện Hoàng Su Phì đã tập huấn cho cán bộ y tế của 22 trạm, cài đặt phần mềm "bác sĩ xã" trên ứng dụng của điện thoại di động và máy tính; cách đăng nhập vào hệ thống phần mềm "Bác sĩ xã"; đồng thời kết nối từ người bệnh đến bác sĩ ở trạm Y tế xã, kết nối với bác sĩ tư vấn tuyến trên (huyện, tỉnh, trung ương). Phần mềm cho phép người bệnh đang điều trị bệnh mãn tính ổn định lập yêu cầu hẹn khám và nhận thuốc tại trạm Y tế xã.

Thầy thuốc tại Trạm Y tế có thể tiếp nhận phiếu hẹn, thực hiện khám và kê đơn cho người bệnh đồng thời có khả năng gọi điện qua phần mềm (truyền hình) để tư vấn với các bác sĩ của bệnh viện tuyến trên hoặc các bác sĩ chuyên khoa khác trên toàn quốc.

Để sử dụng dịch vụ này, người dân chỉ cần tải ứng dụng "bác sĩ xã" về điện thoại thông minh. Sau đó chụp ảnh thẻ bảo hiểm y tế, đơn thuốc gần nhất và khai báo các thông tin y tế sàng lọc theo hướng dẫn trên phần mềm. Đối với trạm y tế và các bác sĩ đã kết nối sẽ được cấp phát tài khoản và ngay lập tức tiếp nhận các yêu cầu và thực hiện việc thăm khám, tư vấn cho người bệnh theo đúng quy định hiện hành.

Việc triển khai mô hình khám, tư vấn từ xa qua phần mềm "bác sĩ xã" và chăm sóc người bệnh mãn tính tại Trạm Y tế có sự tư vấn của các bác sĩ tuyến trên là một trong các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến xã, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Đồng thời, chủ động huy động nguồn lực tại tuyến y tế cơ sở tham gia tích cực vào công tác theo dõi, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

Hà Giang không xa

BS. Nguyễn Văn Giao - Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Giang trò chuyện với phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống: "Hà Giang là địa đầu của Tổ quốc mọi người vẫn nghĩ chúng tôi ở nơi xa lắm, chỉ toàn núi đá cheo leo, đường đi hiểm trở, cuộc sống người dân thì khó khăn chỉ có có ngô và đá. Không, Hà Giang chúng tôi đang thay đổi mạnh mẽ và chuyển đổi số là bước đi nhanh nhất để người dân cả nước hiểu và yêu con người Hà Giang hơn".

Từ năm 2018, Y tế Hà Giang đã triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành chỉ đạo, chuyên môn nghiệp vụ của ngành, với các phần mềm: Quản lý văn bản M-OFFICE, VNPTiOffice, dịch vụ công trực tuyến, quản lý tiêm chủng Quốc gia, quản lý hành nghề y, quản lý bệnh truyền nhiễm và một số phần mềm chuyên môn nghiệp vụ khác, đặc biệt là phần mềm quản lý Y tế xã, phường liên thông đã triển khai đến các trạm y tế.

100% cơ sở y tế đã không còn phải ghi chép tay các sổ sách, quản lý bệnh án nội trú, các biểu mẫu báo cáo theo quy định mà đã được in ra từ phần mềm giảm công sức tổng hợp các số liệu báo cáo thủ công.

BS. Phan Thị Chung - Trạm Trưởng trạm Y tế thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, Hà Giang chia sẻ, qua sử dụng phần mềm đã mang lại nhiều tiện ích trong công tác khám chữa bệnh và theo dõi tình hình tiền sử bệnh của từng cá nhân, hộ gia đình, các đối tượng và đợt tiêm chủng, các chương trình về Sức khỏe Sinh sản, Dược... được thuận lợi, kịp thời, chính xác, tiết kiệm được thời gian cho người bệnh; số liệu tại cơ sở được cập nhật hằng ngày đảm bảo tính hệ thống và khoa học.

Được sự giúp đỡ của nhiều bệnh viện tuyến Trung ương, Hà Giang đã triển khai Telehealth trong khám, chữa bệnh. Hệ thống này đã tận dụng được thời gian vàng trong điều trị, tránh lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là đối với điều trị bệnh nhân COVID-19 như hiện nay.

Y tế Hà Giang đã đầu tư, đưa hệ thống Telehealth vào sử dụng, kết nối tới 2 cơ sở điều trị COVID-19 là Bệnh viện Phổi và BVĐK tỉnh. Thông qua kết nối trực tuyến tới các buồng bệnh, đội ngũ y, bác sĩ sẽ thuận lợi trong việc theo dõi các chỉ số sinh tồn, giảm thời gian đi lại, hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, kết nối tới hội đồng chuyên môn đầu ngành nhằm hỗ trợ và tham gia chẩn đoán những ca bệnh khó để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Ông Trần Đức Quý - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, Telehealth đã phát huy tốt trong điều trị bệnh nhân COVID-19. Đối với địa phương có địa bàn rộng, đường sá đi lại khó khăn, như Telehealth có giá trị rất lớn, hỗ trợ tuyến dưới rất nhiều. Từ tỉnh có thể hội chẩn với huyện, PKĐK KV cách hàng trăm km, đó là chưa kể tuyến huyện còn nối được với điểm cầu ở BV tuyến trung ương, giúp ích rất nhiều cho thầy thuốc và bệnh nhân.

BV ĐH Y Hà Nội do PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu là Giám đốc đã cử nhiều đoàn công tác đến Hà Giang khảo sát, giúp đỡ năng lực y tế của địa phương.

BVĐK tỉnh Hà Giang là bệnh viện hạt nhân, bệnh viện huyện sẽ là các bệnh viện vệ tinh. Trong hội chẩn, các bác sĩ của BVĐK tỉnh Hà Giang sẽ chủ trì, các chuyên gia của BV ĐH Y Hà Nội sẽ tư vấn và hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, giúp các bác sĩ của các bệnh viện tại Hà Giang có thể tự tin chữa bệnh hoặc chuyển bệnh nhân lên BVĐK tỉnh điều trị. Bằng hệ thống công nghệ thông tin, các chuyên gia của bệnh viện Đại học Y Hà Nội có thể hỗ trợ trực tuyến các kỹ thuật như mổ nội soi dạ dày, khám ung bướu.…

Việc ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý khám chữa bệnh tại cơ sở giúp làm thay đổi nhận thức ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác KCB, đồng thời góp phần cải cách thủ tục hành chính, giúp các cơ sở y tế có dữ liệu theo dõi quá trình khám bệnh và tiền sử người bệnh một cách hệ thống, các thông tin về người bệnh một cách chính xác, giúp cho đơn vị quản lý theo dõi và kiểm tra đến từng đơn vị trạm Y tế xã.

Hà Giang tiếp tục huy động nguồn lực để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, ứng dụng CNTT trong ngành Y tế giúp cho các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chuẩn hóa thông tin dữ liệu y tế, chủ động hơn trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính, quản lý chỉ đạo một cách hiệu quả.

Bài viết khác

Y tế số giải bài toán chăm sóc sức khoẻ toàn dân mọi nơi, mọi lúc

Tại Hội nghị chuyển đổi số (CĐS) y tế quốc gia phiên toàn thể sáng 30/12/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khoẻ cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá".

KLAS Report: Nurse EHR Satisfaction Significantly Higher Than Physicians

On average, nurses report significantly higher EHR satisfaction than physicians, according to the latest KLAS report. Today, nurses outnumber physicians in the United States four to one.

MoH plans to digitise all VN medical records

HÀ NỘI — The Ministry of Health is drafting a circular on a pilot programme for electronic medical records in a bid to save time and money for both doctors and patients

Integrating the Healthcare Enterprise (IHE)

IHE is an international organization involving healthcare professionals and industry representatives working together to improve the way computer systems in healthcare share information. IHE provides a common framework for building effective solutions to close the communication gaps between systems and foster their interoperability.

The DICOM tutorial

DICOM stands for Digital Imaging and Communications in Medicine: it is an international standard related to the exchange, storage and communication of digital medical images and other related digital data.

Introduction to HL7 Standards

HL7 and its members provide a framework (and related standards) for the exchange, integration, sharing, and retrieval of electronic health information. These standards define how information is packaged and communicated from one party to another, setting the language, structure and data types required for seamless integration between systems.

International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems 10th Revision (ICD-10)

CD-10 is the 10th revision of the International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems (ICD), a medical classification list by the World Health Organization(WHO). It contains codes for diseases, signs and symptoms, abnormal findings, complaints, social circumstances, and external causes of injury or diseases.

ICPC-2 Plus

ICPC-2 PLUS is an extended terminology classified to ICPC-2 International Classification of Primary Care, which aids data entry, retrieval and analysis. ICPC-2 PLUS takes into account the frequency distribution of problems seen in primary health care

International Classification of Primary Care

The International Classification of Primary Care (ICPC) is a classification method for primary care encounters. It allows for the classification of the patient’s reason for encounter (RFE), the problems/diagnosis managed, primary or general health careinterventions, and the ordering of the data of the primary care session in an episode of care structure

FULL EMR/EHR

EMR is a electronic health records and medical practice management application. It is ONC Certified and it features fully integrated electronic health records, practice management, scheduling, electronic billing, internationalization, free support, a vibrant community, and a whole lot more.