Tin tức

“Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”...

Nhiệm vụ trên được giao cho ngành Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Sau một năm thực hiện Nghị quyết, năm 2021, ngành Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng đã tạo được nhiều kết quả ấn tượng: Được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, xếp hạng đứng đầu cả nước về chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI); đạt giải thưởng “Tổ chức nhà nước chuyển đổi số xuất sắc năm 2021; đạt Giải thưởng thành phố thông minh Việt Nam năm 2021 và 3 giải chuyên đề “Thành phố điều hành quản lý thông minh”, “Thành phố y tế thông minh”, “Thành phố quản lý môi trường thông minh, xanh, sạch” năm 2021.

Đà Nẵng cũng được bình chọn là 1 trong 5 thành phố khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trong 30 thành phố thông minh mới nổi độc đáo và sáng tạo do Viện Nghiên cứu chiến lược Eden công bố.

Ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho biết, có được kết quả trên là sự hưởng ứng đồng hành tích cực của doanh nghiệp ngay khi thanh phố thực hiện chương trình chuyển đổi số; những quyết sách đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng nền tảng số (hạ tầng mềm) của không gian số, tạo lập, lưu trữ dữ liệu nhằm tăng nhanh số lượng người dùng để giảm chi phí, tạo giá trị gia tăng lớn.

"Chính nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đã giúp Đà Nẵng thực hiện có hiệu quả việc xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số", ông Thạch nói và cho hay, đến nay Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai hiệu quả, kịp thời hơn 20 giải pháp ứng dụng công nghệ, hỗ trợ tích cực cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp phòng chống dịch Covid-19 chủ động, linh hoạt.

Năm 2022, thành phố Đà Nẵng thực hiện chủ đề “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”.

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng Nguyễn Quang Thanh, Đà Nẵng đang tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động để chuyển đổi số thực sự là động lực cho sự phát triển thành phố. Ngành xác định các nhiệm vụ chuyển đổi số phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân, doanh nghiệp và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển hạ tầng số, hạ tầng các khu công nghệ thông tin phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế số, thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi và chú trọng đầu tư nguồn lực để đẩy mạnh xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp, các tập đoàn công nghệ thông tin-truyền thông lớn, các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đến đầu tư tại Đà Nẵng.

“Thành phố cũng giao nhiệm vụ cho ngành thông tin và truyền thông nhanh chóng xúc tiến đầu tư triển khai một số dự án lớn như: Khu Tổ hợp không gian sáng tạo tại phường Hòa Xuân; Khu Công nghệ thông tin Đà Nẵng Bay, Trung tâm phần mềm và công nghệ cao Viettel; việc công nhận Khu Công nghệ thông tin tập trung của Công ty FPT miền Trung. Tập trung triển khai hoàn thành đưa vào vận hành Trung tâm giám sát, điều hành thành phố thông minh, phục vụ chính quyền đô thị (Trung tâm IOC); các cơ quan, địa phương cần coi trọng tạo lập và chia sẻ dữ liệu số”, ông Trần Phước Sơn cho biết thêm.

Đà Nẵng hiện đang tiếp tục rà soát các ứng dụng, cơ sở dữ liệu hiện có và cập nhật dữ liệu mới, với phương châm “các ứng dụng, cơ sở dữ liệu xây dựng mới phải thật sự mới”, việc tạo lập dữ liệu phải đầy đủ, chính xác, các dữ liệu phải được kết nối, chia sẻ về kho dữ liệu dùng chung của thành phố để dùng chung, phân tích dữ liệu thông minh; đồng thời, công khai, mở dữ liệu cho người dân, doanh nghiệp theo quy định.

Bài viết khác

Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới

Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã trình bày những nội dung trọng tâm về Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia

Sắp có hướng dẫn mới về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ

Bộ TT&TT đang xây dựng Thông tư mới cập nhật, bổ sung Thông tư 03 ngày 24/4/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Chính phủ quyết tâm tạo bước đột phá trong chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ số (CĐS). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Những kỳ vọng khả quan

(Chinhphu.vn) - Trong đại dịch COVID-19, với nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá là “chìa khoá” để ngành tận dụng được những cơ hội mới sau đại dịch.

Năm 2022, ngành Bưu điện tập trung vào 3 đề án thuộc nền tảng số quốc gia

Ngày 8/2, theo thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng mạnh trên cả nước, đặc biệt là nhu cầu chuyển phát hàng hóa.

Tập trung xây dựng hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia).

Hướng tới mục tiêu tốp 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ số

Ngày 11-11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo chuyên đề 6 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0

Ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Ngày 4/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital.

Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực

Sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA

Estonia tên chính thức là Cộng hòa Estonia, là quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 45.000 km2 và dân số hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Estonia được coi là một trong những xã hội điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Một số kinh nghiệm thực tiễn về chính phủ điện tử trên thế giới

Dưới đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử của một số nước thông qua 02 hoạt động chính: thứ nhất, hệ thống thông tin chính phủ của Hàn Quốc, thứ hai, thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch hành động tại bang Victoria, Australia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực xây dựng thành công cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số, công dân số, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 2

Tiếp theo phần 1 - Khái niệm “Chính phủ số” trong mối tương quan với khái niệm “Chính phủ điện tử”, bài viết sẽ tiếp tục với phần 2 - Nhận định về mối liên hệ giữa 2 khái niệm, kinh nghiệm thực tế triển khai Chính phủ số tại một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 1

Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển, Chính phủ điện tử là một khái niệm hết sức quen thuộc. Sự ra đời của Chính phủ điện tử đã cung cấp cho các ban, ngành, chính phủ, doanh nghiệp và công dân của các quốc gia, các khu vực những thông tin và dịch vụ tự động hoá đầy tiện ích, từ đó xây dựng một chính phủ có phản hồi, hiệu quả cao, có tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ cao.

Chính phủ số, kinh tế số - khó khăn và thách thức

Chính phủ số và kinh tế số là 2 vấn đề lớn được đưa vào Nghị quyết phát triển tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, dù xác định đây là con đường phát triển của tương lai, song việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Theo Chinhphu.vn: - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025

Theo Chinhphu.vn: Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.