News Cat

Bộ TT&TT đang xây dựng Thông tư mới cập nhật, bổ sung Thông tư 03 ngày 24/4/2017 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định 85 ngày 1/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đang được Bộ TT&TT lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, việc xây dựng Thông tư mới thay thế Thông tư 03 ngày 24/4/2017 là nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản và phù hợp với thực tế triển khai thời gian qua. Thông tư mới quy định chi tiết hơn một số nội dung cần hướng dẫn.

Cụ thể, dự thảo Thông tư mới bổ sung các quy định để làm rõ việc xác định đơn vị vận hành trong quá trình chuẩn bị thuê ngoài dịch vụ CNTT và trong quá trình chạy thử nghiệm hệ thống tại hạ tầng của các doanh nghiệp; xác định đơn vị vận hành đóng vai trò đơn vị chuyên trách, tổ chức thẩm định trong trường hợp đơn vị vận hành đóng vai trò đơn vị chuyên trách; xác định chủ quản hệ thống thông tin với trường hợp là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin.

Dự thảo Thông tư mới cũng hướng dẫn chi tiết thêm một số loại hình hệ thống thông tin. Đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, việc xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin dựa vào loại thông tin mà hệ thống đó xử lý và loại hình hệ thống thông tin. Tuy nhiên, tại Điều 4 Thông tư 03 còn chưa quy định một số loại hình hệ thống thông tin, gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức khi xác định cấp độ. Bên cạnh đó cần hướng dẫn chi tiết hơn việc xác định một số loại hình hệ thống thông tin.

Do đó, để giúp các cơ quan, tổ chức xác định cấp độ đối với một số loại hình hệ thống thông tin dễ dàng hơn, Cục An toàn thông tin đưa phương án bổ sung và hướng dẫn một số loại hình hệ thống thông tin: Quy định một số loại hình hệ thống thông tin, ví dụ như hệ thống phục vụ giám sát, bảo vệ các hệ thống thông tin khác (SOC) và một số loại hình hệ thống thông tin đặc thù khác.

Đồng thời, hướng dẫn chi tiết việc xác định một số loại hình hệ thống thông tin như: Hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia; Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế...

Bên cạnh đó, tại dự thảo Thông tư mới, Cục An toàn thông tin đã đề xuất bổ sung một số yêu cầu an toàn với hệ thống thông tin nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Thông tư 03 và Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11930:2017.

Cụ thể, hướng dẫn chi tiết một số phương án bảo đảm an toàn thông tin quy định tại Điều 19 Nghị định 85 như phương án Quản lý rủi ro an toàn thông tin; Kết thúc vận hành, khai thác, thanh lý, hủy bỏ;

Đối với một số yêu cầu an toàn cơ bản theo cấp độ, để bảo đảm tính khả thi khi đưa TCVN:11930 vào áp dụng, các yêu cầu an toàn về kỹ thuật liên quan đến đầu tư sẽ được quy định cụ thể, phù hợp với từng cấp độ; các yêu cầu về thiết lập, cấu hình và về quản lý sẽ được tham chiếu tương ứng.

Cục An toàn thông tin cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin gồm: Quy định chi tiết về phạm vi, yêu cầu và quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin; Kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ; Kiểm tra, đánh giá và xử lý lỗ hổng, điểm yếu của hệ thống thông tin trước khi đưa vào sử dụng.

Bên cạnh việc hướng dẫn về quy trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt Hồ sơ đề xuất cấp độ đối với một số trường hợp cụ thể, dự thảo Thông tư mới còn sửa đổi, bổ sung các quy định về báo cáo chia sẻ thông tin còn chưa phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, Cục An toàn thông tin đã đề xuất điều chỉnh quy định về nội dung báo cáo cho phù hợp với yêu cầu thực tế hiện tại, chi tiết, đầy đủ nội dung để phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin. 

Đồng thời, bổ sung các thông tin liên quan đến lây nhiễm mã độc, giám sát an toàn thông tin cho phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 14 ngày 25/5/2018 và Chỉ thị 14 ngày 07/6/2019.  

Luật An toàn thông tin mạng có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 quy định, để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ hệ thống thông tin phù hợp theo cấp độ, trước hết cần phân loại, xác định cấp độ an toàn thông tin của hệ thống thông tin, với 5 cấp độ tăng dần từ 1 đến 5. Để hướng dẫn thi hành Luật An toàn thông tin mạng, ngày 1/7/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định 85 quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.

Bài viết khác

Trọng tâm chuyển đổi số năm 2023: Phát triển, kết nối, khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới

Tại Phiên họp lần thứ 5 của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số và tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tổ chức ngày 25/2, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Huy Dũng đã trình bày những nội dung trọng tâm về Kế hoạch của Uỷ ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023 và Năm Dữ liệu số quốc gia

Chính phủ quyết tâm tạo bước đột phá trong chuyển đổi số, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm

Ngày 24/9/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ số (CĐS). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Nền tảng số là giải pháp đột phá đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại Đà Nẵng

“Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin, gắn với xây dựng đô thị khởi nghiệp sáng tạo, thành phố thông minh, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới, nhất là kinh tế số, xã hội số và chính quyền số”...

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Những kỳ vọng khả quan

(Chinhphu.vn) - Trong đại dịch COVID-19, với nhiều nỗ lực, ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, chuyển đổi số được đánh giá là “chìa khoá” để ngành tận dụng được những cơ hội mới sau đại dịch.

Năm 2022, ngành Bưu điện tập trung vào 3 đề án thuộc nền tảng số quốc gia

Ngày 8/2, theo thông tin từ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần tăng mạnh trên cả nước, đặc biệt là nhu cầu chuyển phát hàng hóa.

Tập trung xây dựng hệ sinh thái nền tảng số Việt Nam

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số (gọi tắt là Chương trình phát triển nền tảng số quốc gia).

Hướng tới mục tiêu tốp 50 nước dẫn đầu về phát triển Chính phủ số

Ngày 11-11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo chuyên đề 6 với chủ đề “Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0

Ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital

Ngày 4/12, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ ra mắt nền tảng phát triển Chính phủ số Flex Digital.

Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực

Sự kiện Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay được tổ chức trong bối cảnh Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp đang nỗ lực, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số nhằm xây dựng Chính phủ điện tử, phát triển Chính phủ số và chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.

Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA

Estonia tên chính thức là Cộng hòa Estonia, là quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 45.000 km2 và dân số hơn 1,3 triệu người. Tuy nhiên, Estonia được coi là một trong những xã hội điện tử tiên tiến nhất trên thế giới.

Một số kinh nghiệm thực tiễn về chính phủ điện tử trên thế giới

Dưới đây xin giới thiệu một số kinh nghiệm phát triển Chính phủ điện tử của một số nước thông qua 02 hoạt động chính: thứ nhất, hệ thống thông tin chính phủ của Hàn Quốc, thứ hai, thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch hành động tại bang Victoria, Australia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nỗ lực xây dựng thành công cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải thực hiện thành công Đề án đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, xây dựng được cơ sở dữ liệu lớn về người dân, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, xây dựng kinh tế số, Chính phủ số, công dân số, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 2

Tiếp theo phần 1 - Khái niệm “Chính phủ số” trong mối tương quan với khái niệm “Chính phủ điện tử”, bài viết sẽ tiếp tục với phần 2 - Nhận định về mối liên hệ giữa 2 khái niệm, kinh nghiệm thực tế triển khai Chính phủ số tại một số nước phát triển và đề xuất cho Việt Nam.

Mối liên hệ giữa “Chính phủ điện tử” và “Chính phủ số” - Phần 1

Ở các quốc gia và khu vực có nền kinh tế phát triển, Chính phủ điện tử là một khái niệm hết sức quen thuộc. Sự ra đời của Chính phủ điện tử đã cung cấp cho các ban, ngành, chính phủ, doanh nghiệp và công dân của các quốc gia, các khu vực những thông tin và dịch vụ tự động hoá đầy tiện ích, từ đó xây dựng một chính phủ có phản hồi, hiệu quả cao, có tinh thần trách nhiệm và chất lượng phục vụ cao.

Chính phủ số, kinh tế số - khó khăn và thách thức

Chính phủ số và kinh tế số là 2 vấn đề lớn được đưa vào Nghị quyết phát triển tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, dù xác định đây là con đường phát triển của tương lai, song việc triển khai vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử

Theo Chinhphu.vn: - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1619/QĐ-TTg kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Ủy ban). Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Ủy ban.

Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025

Theo Chinhphu.vn: Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt, để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.